Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Hỏi về kỹ năng tạo dựng mối quan hệ nơi công sở

Ba yếu tố nào bạn cho là quan trọng nhất để có được một đồng nghiệp hoàn hảo như bạn mong muốn? 

Tạo dựng mối quan hệ công sở và làm việc theo nhóm là những kỹ năng không thể thiếu đối với hầu hết các công việc. Để tìm hiểu và đánh giá các ứng viên qua kỹ năng này, nhà tuyển dụng thường đặt ra một số câu hỏi dưới đây. 

- Hãy nói cho tôi biết về khoảng thời gian bạn phải làm việc với những đồng nghiệp mà bạn không thích hoặc với những người mà bạn thường gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc cùng họ. Bạn đã làm gì để thiết lập và duy trì mối quan hệ nơi công sở, để có thể gặt hái được những thành công cho công ty? 

- Hãy nói cho tôi biết về khoảng thời gian khi bạn không đồng tình với những quyết định hoặc những việc làm của sếp cũ. Bạn đã làm gì trong những tình huống đó? Chúng có được giải quyết một cách êm thấm không? 

- Hãy nói cho tôi biết về thời gian bạn làm việc cùng với một đồng nghiệp, sau này là bạn thân của bạn. Bạn đã làm gì để chắc chắn rằng tình bạn đó đem lại kết quả tích cực cho công ty? 

- Hãy chia sẻ với tôi về một cuộc xung đột tại nơi làm việc mà bạn có liên quan? Bạn đã giải quyết những xung đột đó như thế nào? Và điều gì xảy ra tiếp đó với những đồng nghiệp kia hoặc với nhóm làm việc đó? 

- Thử lấy ba ví dụ về thái độ, hành động hoặc cách cư xử có thể gây cho bạn sự khó chịu tại nơi làm việc? Trước đây bạn đã gặp tình huống nào? Và nó được giải quyết ra sao? 

- Đồng nghiệp của bạn nói mối quan hệ giữa bạn và họ như thế nào? 

- Khi bạn bắt đầu làm việc cho công ty trước, hãy nói xem bạn đã gặp gỡ mọi người và phát triển mối quan hệ với các nhân viên mới, sếp mới như thế nào? 

Trước khi đi phỏng vấn xin việc, bạn có thể chuẩn bị cho mình câu trả lời dựa trên nội dung những câu hỏi trên. Nếu chuẩn bị tốt, khả năng bạn được nhà tuyển dụng "để mắt" là rất cao.

Để khởi đầu một công việc mới thành công

 Tìm một đồng nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong công việc,  người có thể đáp ứng được những mong muốn của bạn là đủ khả năng làm cố vấn cho bạn. Đó là người sẽ khuyến khích, ủng hộ công việc của bạn. Cho bạn những lời khuyên, đề xuất ra những ý kiến hay và cũng là một thính giả tốt của bạn. 

Bạn đã tìm được cho mình một công việc như mơ ước, bạn rất muốn mọi việc bạn làm đều thành công và để lại một cái nhìn tốt đẹp về bạn tại nơi làm việc mới này. Nhưng bạn chưa tìm ra cách nào để làm được điều đó. Vậy hãy làm theo những phương cách cơ bản dưới đây, chúng sẽ đem đến cho bạn nhiều cơ may đó. 

1. Làm tốt vai trò của bạn. Làm chắc chắn với những công việc được giao, hiểu biết bổn phận và trách nhiệm được qui định cho mình. Khi mới bắt đầu công việc, nên cung cấp cho sếp một list nhiệm vụ công việc của bạn và những kiến thức mà bạn đã học được từ các khóa huấn luyện. Đặt ra những câu hỏi và tìm kiếm những phương cách làm việc có hiệu quả để áp dụng cho công việc của bạn. 

Trong quá trình làm việc, bạn lỡ làm một số việc sai lầm, thì hãy nên học từ chúng và rút kinh nghiệm cho những lần sau. Ghi chép lại tất cả những công việc bạn đã làm tốt từ trước tới lúc này, nếu bạn cảm thấy tự hào vì những việc làm đó, bạn sẽ tự tin hơn và sếp của bạn cũng vui vì đã tuyển được một nhân viên giỏi. 

2. Làm theo những qui tắc của cấp trên đưa ra. Đọc và hiểu những điều khoản mà sếp của bạn đưa ra. Đó là bổn phận của bạn để học, để làm theo những qui tắc đó và theo sự chỉ đạo của sếp. Đối với một nhân viên mới, cách tốt nhất để gây ấn tượng với người trực tiếp giám sát và chỉ định công việc của bạn là biết nghe lời và làm theo sự chỉ bảo của họ. Bạn nên tìm hiểu kỹ những qui tắc công việc mà sếp đưa ra đó và đặt ra những câu hỏi cần hỏi. Nếu bạn không thể tìm ra được câu trả lời, hãy hỏi người trực tiếp giám sát công việc của bạn. Như vậy bạn sẽ giảm đi được những sai lầm, rủi ro xảy ra. 

3. Lịch sự, nhã nhặn. Tự tin vào bản thân, luôn vui vẻ, thân thiện từ lời nói đến ngôn ngữ cơ thể để tiến đến thiết lập mối quan hệ mật thiết với đồng nghiệp, sếp và khách hàng. Sự hóm hỉnh, hài hước thường được đánh giá cao nhưng đừng lạm dụng quá thành ra lố bịch. Luôn luôn duy trì một thái độ chuyên nghiệp như: một nhân viên chăm chỉ, năng nổ, biết học hỏi và hòa đồng. 

4. Thể hiện là một cá thể quan trọng của nhóm. Trong một bầu không khí làm việc nhóm, sự hoạt động tích cực nhất là hãy làm người chăm chú lắng nghe. Người giám sát và đồng nghiệp của bạn sẽ cảm thấy bạn là người có giá trị cho những quan điểm của họ. Dù vậy, đừng ngại chia sẻ vốn hiểu biết của bạn và sự nhiệt tình cho công việc khi được yêu cầu. Sếp luôn muốn nhân viên của mình cho ra nhiều sáng kiến, phản hồi lại những gì ông ta chỉ đạo. Sau đó biết cách hướng những ý tưởng của bạn vào mục đích bàn luận chính của cuộc thảo luận và các tổ chức sự kiện của công ty . 

5. Tìm cho mình một người cố vấn.

Tìm một người cố vấn bằng cách nào? Hãy cố gắng nhận biết người mà bạn cần ngay trong tuần làm việc đầu tiên. Bắt đầu tiếp cận bằng cách thân thiện, thỉnh thoảng hỏi xin lời khuyên từ người đó, và dần dần xây dựng mối quan hệ. Nếu bạn cảm thấy việc tìm một người cố vấn cho mình thật khó khăn thì nên cân nhắc đến việc gia nhập vào một tổ chức làm việc theo chuyên môn để nắm bắt những kinh nghiệm và biết đâu trong tổ chức đó bạn tìm được cho mình một người cố vấn như ý.

Lương có đủ sống không?

Tuy đã từ từ tách các công ty quốc doanh ra khỏi bầu ngân sách nhưng tất cả vẫn bị ràng buộc bởi hệ thống tính lương chung. Lãnh đạo nhiều công ty quốc doanh không ngần ngại khi nói thẳng: "Việc điều chỉnh lương tối thiểu chỉ có ý nghĩa thực sự với khối hành chính sự nghiệp". Thậm chí một lãnh đạo ngân hàng đã từng tuyên bố "nếu được cơ chế chủ động về lương, phúc lợi thì mức lương của ngân hàng trong nước hoàn toàn có thể cạnh tranh với các đại gia nước ngoài". 

Tiền lương phải đảm bảo cho người lao động những nhu cầu tối thiểu nhất về ăn, mặc, ở, giải trí. Thế nhưng, với cách tính lương hiện nay, chỉ ăn và mặc đã "khấu trừ" gần hết. Nhu cầu ở và giải trí thì vẫn còn "ở nơi đâu ..xa lắm".

An cư - chuyện quá khó khăn 
Anh Tài Chúc, phó phòng cấp huyện ở Thanh Hóa, thâm niên công tác 15 năm làm phép tính: Lương cộng phụ cấp 0,2 cộng công tác phí nếu trừ BHXH, BHYT, công đoàn phí, Đảng phí và các khoản hỗ trợ, bình quân thu nhập/tháng của tôi khoảng 1,2- 1,3 triệu đồng. 

Các khoản phải chi như xăng xe: 200.000đ; ăn trưa tại nhà bếp cơ quan: 200.000đ/tháng; điện thoại di động sử dụng cực kỳ tiết kiệm cũng đã 150.000đ; tiền ăn sáng: 100.000đ; bút, giấy, chè uống nước: 100.000đ; trung bình tháng đi 01 đám cưới, đám hỏi hay tang lễ cũng mất thêm ít nhất 50.000đ nữa. Tổng cộng hết 800.000đ. Còn lại được 500.000đ với điều kiện không hề giao lưu bạn bè!". 

Tính xa hơn nữa, nếu không phải nuôi vợ, con thì một năm anh sẽ tiết kiệm được 6 triệu đồng. Như vậy nếu 30 năm (tính thời gian cống hiến trung bình tới lúc hưởng lương hưu) nếu anh không bị ốm, không cưới vợ, không nuôi con thì anh sẽ tiết kiệm được khoảng 180 triệu đồng. Chỉ với số tiền đó, việc có được căn nhà, dù là chung cư cho người có thu nhập thấp cũng không đủ. 

Chưa kể tới chuyện có anh đàn ông nào không lấy vợ và không sinh con không? Có ai cả đời không giao lưu với bạn bè không? có ai 30 năm không đau bệnh không? Như thế "căn nhà" sẽ mãi mãi chỉ là chuyện viễn tưởng nếu chỉ sống bằng lương và phụ cấp nhà nước quy định. 

Đó là lương cấp phó phòng ở một địa phương chi phí không quá đắt đỏ. Nếu ở Hà Nội, TP.HCM hoặc các vùng lân cận hai địa phương này, với các quan hệ phải có từ vị trí của anh, 1,3 triệu anh chi tiêu đủ trong một tháng thì quả thực là quá giỏi. 

Ngay cả đối với một vị trí quản lý trung cấp của ngân hàng thương mại (quốc doanh) như Anh Minh Tuấn, mức lương + phụ cấp hàng tháng được khoảng 4 triệu đồng (còn với các nhân viên bình thường chỉ vào khoảng 2- 2,5 triệu đồng). Gánh thêm một vợ và một con, chi tiêu tằn tiện, mỗi tháng anh chỉ để dư ra được vài trăm ngàn. Anh nhẩm tính, để có được một miếng đất (chưa có nhà) thì anh phải mất ít nhất là 25 năm tiết kiệm tối đa, vợ con và bản thân không được phép đau bệnh... Quản lý trung cấp còn như thế, nhân viên và công chức bình thường bao giờ mới có được "chỗ ở" tối thiểu? 
Để thị trường quyết định 
Một điều bất hợp lý tồn tại dai dẳng mãi không được giải quyết rất nhiều năm qua là chưa tách được lương hành chính sự nghiệp với lương của các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp có thu. Tất cả vẫn bị dồn chung vào một chỗ với hệ thống ngạch, bậc tính lương thâm niên mà ngay chính bản thân nó khiến khối quốc doanh không thể thu hút người giỏi được lâu. 

Nhiều người nói vui "giá cả thị trường còn tiền lương thì bao cấp". Giá điện, giá xăng, viễn thông... đều đã ngang ngửa với các quốc gia phát triển trong khi tiền lương còn lẹt đẹt với một mớ bùng nhùng cách tính từ thời bao cấp. Ai cũng thấy sự vô lý khi bộ trưởng lương mỗi tháng cũng chỉ 4,5 triệu đồng; tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị cỡ tổng công ty quốc doanh hệ số lương cũng chưa tới nổi 9, xấp xỉ 4 triệu đồng/tháng. Để hợp lý hóa thu nhập, buộc lòng các đơn vị phải đẻ thêm các khoản tiền khác cho phù hợp với gía cả thị trường hơn. 

Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh quốc tế như hiện nay, đã đến lúc "cởi trói" cho các doanh nghiệp nhà nước, sự nghiệp có thu. Lương cho viên chức khu vực này được thỏa thuận và điều chỉnh theo thị trường sẽ thuyết phục hơn.

4 câu hỏi thông minh cho nhà tuyển dụng


Họ sẽ một mình quyết định và chỉ đạo nhân viên thực hiện hay cùng bàn bạc với nhân viên để tìm ra cách giải quyết. Người lãnh đạo cũng cần có tính quyết đoán nhưng bạn cũng nên dè chừng với những ông sếp luôn coi quyết định của mình là tối thượng. 

Biết cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn là cách để bạn ghi điểm. Một câu hỏi hay có giá trị hơn nhiều một câu trả lời đúng. 

“Ông/bà mong muốn nhân viên của mình là người như thế nào?” 

Nếu mong muốn về một nhân viên kiểu mẫu của họ là người luôn sẵn sàng làm thêm giờ, không đòi hỏi tăng lương; bạn nên hiểu rằng vị sếp này luôn muốn nhân viên phải cống hiến hết mình nhưng lại không được đòi hỏi. Công việc như thế liệu bạn có nên làm không? 

Nếu họ thích một nhân viên biết giải quyết công việc, bạn nên tỏ ra là một người chủ động và tháo vát. 

“Xin ông/bà cho tôi biết về những đồng nghiệp tôi sẽ làm việc cùng. Họ đã làm việc ở đây lâu chưa?” 

Với câu hỏi này, hãy để ý đến cách trả lời của sếp, để biết rằng họ hiểu và quan tâm đến các nhân viên đến đâu. Nếu một vị sếp sâu sát, câu hỏi này với họ quá đơn giản; nhưng với một nhà quản lý thờ ơ và quan liêu, họ sẽ phải căng óc ra để nghĩ xem phòng X có những nhân viên nào, năng lực của họ ra sao, họ vào làm việc từ bao giờ. 

Chú ý đến ngôn ngữ và cử chỉ khi họ nói về nhân viên của mình. Nếu họ nói bằng sự cởi mở và tự hào và cả những nhận xét chi tiết về từng nhân viên thì đó là tín hiệu xanh cho biết có lẽ bạn đang gặp được một người lãnh đạo tuyệt vời. 

“Ông/bà đánh giá mức độ thành công của nhân viên trong công việc như thế nào?” 
Bạn có thể hoàn thành công việc đúng tiến độ với mức chi phí có hạn nếu bạn là một nhân viên kinh doanh nhưng bạn cũng cần có một tiêu chuẩn để đánh giá được những gì mình làm. Một người lãnh đạo biết đánh giá đúng năng lực và đóng góp của nhân viên là người có thể giúp bạn mở rộng cánh cửa thăng tiến trên con đường sự nghiệp. 

“Ông/bà làm gì với những tình huống khó?” 

Cũng đừng quá kỳ vọng rằng bạn có thể hiểu hết vị sếp tương lai chỉ qua một vài câu hỏi. Câu trả lời của họ có thể chỉ là những tín hiệu mở giúp bạn biết cách điều chỉnh mối quan hệ với sếp trong tương lai mà thôi.

Nguyên nhân của thất bại


Con màu xanh biết nói 4 thứ tiếng, tôi bán 100 đồng tiền vàng, con màu vàng biết nói 6 thứ tiếng , tôi bán 300 đồng tiền vàng, còn con màu đỏ chả biết nói thứ tiếng nào, tôi bán 500 đồng tiền vàng. 

Trong quá trình xin việc, bị loại, bị thất bại là một việc rất đỗi bình thường, đối với nhiều người thì việc đó xảy ra như cơm bữa. Khi gặp phải trường hợp như vậy, bạn sẽ làm gì: Buồn? Thất vọng? Hay là đi đến một nơi nào đó thật vắng vẻ để hét to lên, sau đó lấy lại tinh thần để đương đầu với các “cuộc chiến” mới? 

Nhưng cũng có bao giờ bạn lại tự đặt câu hỏi : “Vì sao mình lại thất bại như thế?” Dưới đây là một số lý do “rất vui” mà các nhà tuyển dụng có thể đánh trượt bạn ra khỏi “cuộc chiến” khốc liệt này. 

1. Có tuyển tôi không thì bảo? 

Có một công ty tuyển dụng với chính sách đãi ngộ rất cao. Các ứng viên đến phỏng vấn rất đông nhưng công ty vẫn chưa thấy ưng ý ứng viên nào. Tự dưng trong đám đông một ứng viên nam hùng hổ tiến đến trước mặt các vị giám khảo tham gia tuyển dụng, đưa một con dao ra trước mặt và nói: “Nếu các ông các bà không tuyển dụng tôi thì tôi sẽ cứa tay luôn. Có tuyển tôi không thì bảo? “ Nếu bạn là nhà tuyển dụng, bạn có tuyển những nhân viên “ưa hành động” như thế này không? 

2. “Chùa nhỏ không chứa nổi Phật lớn” 

Có hai người bạn cùng đi xin việc tại một công ty. Nhưng kết cục cả hai đều thất bại. Người bạn thứ nhất hỏi chuyện người bạn thứ hai: 

- Thế nhà tuyển dụng nói gì với anh? 

- Sau khi tôi trình bày về sở trường của mình, họ rất hoan nghênh và bảo với tôi là tuy có rất nhiều sở trường nhưng không có cái nào áp dụng được trong công việc cả.Thế còn anh? Kết cục cũng không đáng buồn như tôi chứ? 

- Cũng giống nhau cả thôi. Sau khi nghe trình bày về kế hoạch vĩ mô của tôi nếu trở thành nhân viên của công ty thì họ nói rằng: “ Ý kiến của anh rất hay, nhưng chúng tôi chỉ là công ty nhỏ, sợ rằng: ‘Chùa nhỏ không chứa nổi Phật lớn mà thôi.” 

3. Đó là lựa chọn sáng suốt nhất của cả hai bên. 

Trong một cuộc phỏng vấn ứng viên tại một công ty thương mại khá uy tín, sau khi nghe ứng viên A trình bày đôi nét về bản thân và kế hoạch cho tương lai nếu được nhận vào công ty, vị giám đốc đã lắc đầu tỏ ý không hài lòng. Câu hỏi cuối cung được ông đưa ra là : “ Nếu chúng tôi giao cả công ty vào tay bạn thì chúng tôi có thể yên tâm được hay không?”. Ứng viên không cần suy nghĩ mà trả lời luôn : “Không có gì là không yên tâm cả, vì đó là lựa chọn sáng suốt nhất của cả hai bên.” Đương nhiên thất bại đã không “vuột khỏi tầm tay” của ứng viên này. 

4. Sợ không giữ nổi. 

Tôi có một người bạn gái học rất thân thiết, từ hồi học phổ thông cho tới khi lên đại học cô ấy luôn là một gương mặt xuất sắc trong học tập. Khi ra trường với tấm bằng đỏ trên tay, tưởng chừng một công việc ổn định, lương cao không phải là một việc quá khó khăn, nhưng ngay tại công ty đầu tiên, cô đã bị từ chối. 

Mọi người đều lấy làm ngạc nhiên không hiểu sao một người xuất sắc như cô lại bị trượt sau cuộc phỏng vấn đó. Đến khi cô trực tiếp đem thắc mắc của mình hỏi công ty thì câu trả lời nhận được là : “ Bởi vì cô quá xuất sắc, chúng tôi sợ sẽ không giữ nổi cô trụ lại công ty. Do đó, tốt nhất là không nên tuyển để đỡ mất thời gian đào tạo.:” 

5. Ông chủ. 

Có một nhân viên tham dự một cuộc phỏng vấn tại một công ty lớn. Trông anh rất căng thẳng khi trực tiếp đối diện với các nhà tuyển dụng nên câu hỏi duy nhất được đặt ra: ” “Anh hãy kể một câu chuyện cười”. Nghĩ mãi mới nhớ ra được một câu chuyện, anh ta hào hứng kế: “ Một nhà sưu tập vẹt đi vào trong một nơi chuyên bán chim cảnh để tìm mua những con vẹt ưng ý. Người bán hàng giới thiệu cho anh ta rất nhiều các loại vẹt khác nhau đến từ khắp nơi trên thế giới, cuối cùng anh ta cũng chọn được 3 con ưng ý nhất, một con màu xanh, một con màu vàng và một con màu đỏ. Chủ hàng giới thiệu: 

Người sưu tầm vẹt cảm thấy rất lạ lùng bèn hỏi: 

-Con màu đỏ không biết nói thứ tiếng nào thì sao giá của nó lại đắt như vậy, ông có nhầm không đấy? 

Chủ hàng thanh minh: 

-Tôi cũng không biết được, thấy mấy con còn lại đều gọi nó là “ông chủ” nên giá phải tăng lên thôi.” 

Sau khi kể xong câu chuyện, mặt anh chàng này tái nhợt lại, và anh ta đã biết ngay kết quả sau khi câu chuyện kết thúc.

Câu hỏi phỏng vấn với vị trí quản lý


Đây là một câu hỏi mà bạn cần trả lời rất cẩn thận. Dù bạn muốn rũ sạch đi những điểm yếu của bạn thì nhà tuyển dụng cũng có cách tìm ra được. Để trả lời tốt câu hỏi này thì bạn nên lấy những điểm yếu kém mà đã được bạn cải tiến thành mặt tích cực và đem lại lợi ích cho bạn thì đó là cách tốt nhất, đừng nên đưa ra những điểm yếu mà chưa được khắc phục. 


Có nhiều câu hỏi để áp dụng cho những người xin vào vị trí là một nhà quản lý. Một trong những câu hỏi đặc trưng cho vị trí này là “Anh có đủ tư cách và kinh nghiệm cho công việc này không?”. Nhà tuyển dụng sẽ rất hài lòng nếu bạn trả lời với họ là bạn có dư khả năng cho vị trí đó.
Trung thực và cũng có thể tâng bốc lên chút xíu cho kế hoạch xin việc của bạn tiến xa hơn nữa. Bạn có thể nói, "Từ khi được biết đến công ty ông, tôi rất khâm phục sự tồn tại và phát triển lâu dài của công ty ông, tôi rất mong muốn góp thêm công sức của mình cho công ty ông. Tôi có thể đóng góp những mục tiêu và sự vương thịnh để công ty ông tiến xa hơn nữa". Nên đưa ra những câu trả lời đầy sức thuyết phục. 
“Anh ước lượng xem tỷ lệ đạt được trong vị trí này là bao nhiêu?” Hay “Đâu là kiểu quản lý đặc trưng của anh?” 
Đây là những câu hỏi để tìm hiểu kỹ năng quản lý của bạn. Ở đây, bạn cần nhấn mạnh khả năng của bạn bằng các dẫn chứng từ những thành tích đã đạt được với vai trò là người quản lý trong thời quan làm việc trước đây của bạn. Trích dẫn một số kiểu quản lý cơ bản hay kiểu quản lý mở, kiểu mà làm cho hầu hết nhân viên của bạn đều định hướng và nắm bắt được những phương pháp làm việc tốt. Dù vậy, bạn nên trình bày chi tiết về các kiểu quản lý đó chứ không chỉ trình bày phương pháp của nó. Nên đây là loại câu hỏi cần nhiều sự chuẩn bị. Nhất là tự tin để tiến đến nắm bắt những phần quan trọng và những lý lẽ trong mọi trường hợp mà người phỏng vấn đặt ra, nhằm thách thức khả năng lựa chọn câu trả lời và cách trình bày của bạn. 

“Anh đã đuổi việc bao nhiêu người trong nhóm do anh quản lý. Vì sao?” Hoặc “Anh tuyển dụng nhân viên mới bằng phương pháp nào?” 

Với loại câu hỏi này chủ yếu để nhà tuyển dụng tìm xem khả năng đánh giá và lựa chọn những tân binh có phù hợp cho công việc của nhóm và của công ty hay bạn có loại nhầm những nhân viên có năng lực không. Câu trả lời của bạn nên đưa ra nhiều hướng với nhiều lý do và phương pháp bạn sử dụng để phân tích khả năng của mỗi nhân viên. Do đó, bạn cần chuẩn bị nhiều phương án trả lời cho mỗi loại câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra. 

“Ông chủ trước đây của anh nghĩ gì về anh” hay “ Những nhân viên cấp dưới của anh nghĩ gì về anh?”. 

Mục đích của câu hỏi này nhằm tìm ra giá trị thực sự của bạn. Bởi thế bạn hãy trung thực trả lời. Đáp lại bằng những nét nổi bật, tích cực nhất về các mọi cạnh mà bạn có. Giảm tối thiểu những đặc điểm không tốt. Đối với những câu hỏi này nếu bạn trả lời không thật lòng sẽ dễ dàng bị phát hiện, vì nhà tuyển dụng có thể liên hệ tới những nơi bạn đã làm việc một cách dễ dàng. Vì thế bạn phải cẩn thận và tốt hơn là trả lời đúng sự thật. 

“Yếu điểm nào lớn nhất trong vị trí quản lý của anh?”.
Chính từ những phương cách bạn tìm ra để khắc phục đó nhà tuyển dụng sẽ biết cách đánh giá bạn có khả năng tới đâu. Vì thế khi biết được những dạng câu hỏi nào mà nhà tuyển dụng hay hỏi cho vị trí quản lý thì bạn nên chuẩn bị kỹ để trả lời một cách chuyên nghiệp và trung thực.

10 câu hỏi thuyết phục các nhà tuyển dụng


Hỏi người phỏng vấn câu hỏi này mục đích là để giúp bạn dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc nếu được tuyển dụng. 

Bạn xuất hiện trong buổi phỏng vấn rất chuyên nghiệp - trông bạn thật ấn tượng. CV của bạn đã hoàn hảo - bạn dường như gần có được một công việc như mong muốn. Nhưng còn một điều rất quan trọng bạn cần nhớ là phải nói những gì để thực sự thuyết phục nhà tuyển dụng. 
Bạn sẽ làm như thế nào? Cố gắng đặt ra các câu hỏi. Bên cạnh thể hiện sự quan tâm của mình tới vị trí công việc và công ty, hãy hỏi các câu hỏi để dành thế chủ động trong cuộc phỏng vấn. 

Để chắc rằng cuộc phỏng vấn tới của bạn luôn suôn sẻ và để lại ấn tượng tốt, hãy hỏi người phỏng vấn 10 câu hỏi dưới đây: 

1. Ở vị trí này công ty sẽ tạo cho tôi có những cơ hội thẳng tiến nào? 

Điều này chỉ cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có một cái nhìn sâu sắc cho tương lai nghề nghiệp và bạn không chỉ tìm kiếm một công việc vì lương mà còn tìm sự đảm bảo chắc chắn cho sự nghiệp của mình. 

2. Anh (chị) nghĩ tôi có thể đem lại những lợi ích cho công ty như thế nào? 

Tìm ra lý do tại sao bạn lại được lựa chọn trong hàng trăm ứng viên khác. Và mục đích chính là hỏi người phỏng vấn xem tại sao họ tuyển dụng bạn. 

3. Nếu tôi được tuyển dụng, dự án đầu tiên của tôi sẽ là gì? 

Câu hỏi này thể hiện bạn là người rất quan tâm đến công việc và đây cũng là mong đợi của bạn khi bắt đầu ngày đầu tiên làm việc sau khi được tuyển dụng. 

4. Sau khi được lựa chọn làm việc ở công ty, tôi vẫn được đào tạo thêm chuyên môn chứ? 
Điều này cho thấy bạn sẵn lòng học thêm những kỹ năng mới và chấp nhận những thách thức hoặc những khó khăn để học hỏi. Đào tạo chuyên môn là việc rất quan trọng đối với nền kinh tế thay đổi như hiện nay và đây có thể là chìa khoá để duy trì công việc của bạn trong công ty. 

5. Tại sao trước đây anh (chị) lại chọn làm việc tại công ty này? 

Lắng nghe xem tại sao người phỏng vấn lại lựa chọn công ty này để bạn thấy được một cái nhìn tổng quan về công ty. 

6. Văn hoá công ty mình là gì? 

Văn hoá công ty là những cái vô hình mà với kinh nghiệm nghề nghiệp và chuyên môn bạn cũng không thể tác động được vào nó. 
7. Ai sẽ đánh giá kết quả làm việc của tôi? 

Câu hỏi này giúp bạn nhận rõ cơ cấu tổ chức của công ty, những người mà sau này bạn sẽ làm việc cùng họ. 

8. Thực tế trách nhiệm công việc của tôi là gì? 

Mỗi công việc thường ứng với những trách nhiệm cụ thể. Đó cũng chính là nhiệm vụ phải làm của bạn. Câu hỏi này sẽ cho bạn thấy được công việc chính của bạn khi được tuyển vào vị trí đó. 

9. Khi nào anh (chị) có thể đưa ra quyết định lựa chọn một ứng viên? 

Biết được điều này sẽ giúp bạn nhận biết được thời điểm nào là có thể coi là kết thúc cuộc phỏng vấn. 

10. Tôi có thể liên lạc với anh (chị) nếu tôi có những thắc mắc chứ? 

Hỏi câu hỏi này để thể hiện bạn là người rất quan tâm đến kết quả của cuộc phỏng vấn và để giúp bạn có thể dễ dàng liên lạc với công ty khi cần thiết.